Người Thái sớm đi vào nghề trồng lúa nước trong hệ thống thuỷ lợi thích hợp được đúc kết như một thành ngữ – “mương, phai, lái, lịn” (khơi mương, đắp đập, dẫn nước qua vật chướng ngại, đặt máng) trên các cánh đồng thung lũng.
Author Archives: sunny
Người Tày có mặt ở Việt Nam từ rất sớm, từ cuối thiên niên kỷ thứ nhất trước Công nguyên và là một trong những chủ nhân đầu tiên của nước Việt cổ.
Về nguồn gốc, đa số các nhà nghiên cứu cho rằng người Tà Ôi gốc ở Lào, đã di cư sang Việt Nam khoảng vài trăm năm nay. Một số người Tà Ôi cao niên lại cho rằng người Tà Ôi có nguồn gốc tại chỗ.
Người Si La sống bằng nghề trồng lúa nương, ngô. Từ mấy chục năm nay đồng bào làm thêm ruộng nước. Tuy sản xuất đóng vai trò chính nhưng săn bắn và hái lượm vẫn có ý nghĩa đối với đời sống của đồng bào.
Người Sán Dìu có làm ruộng nước nhưng không nhiều, canh tác ruộng khô là chính. Ngoài các loại cây trồng thường thấy ở nhiều vùng như lúa, ngô, khoai, sắn… họ còn trồng nhiều cây có củ.
Hiện nay trang phục của người Sán Chay thường giống người Kinh hoặc người Tày. Thường ngày phụ nữ Sán Chay dùng chiếc dây đeo bao dao thay cho thắt lưng. Trong những dịp lễ tết, hội hè, các cô gái thường thắt 2-3 chiếc thắt lưng bằng lụa hoặc bằng nhiễu, với những màu khác nhau.
Về nguồn gốc lịch sử của người Rơ Măm, nhìn chung chưa được các nhà khoa học xác định rõ, chỉ biết tộc người này đã có mặt ở Việt Nam từ lâu.
Người Ra Glai sống thành từng pa-lây (làng) trên khu đất cao, bằng phẳng và gần nguồn nước. Số thành viên trong nhà thường gồm bố, mẹ và các con chưa lập gia đình.
Người Pu Péo chuyên trồng ngô, đậu trên nương với kỹ thuật cao, như cày nương, bón phân và trồng xen canh gối vụ. Một số trồng lúa trên ruộng bậc thang. Có người làm nghề ngói máng, mộc.
Ðời sống kinh tế của dân tộc Phù Lá dựa vào việc làm nương và ruộng bậc thang. Chăn nuôi gồm có trâu để kéo cày, ngựa để thồ, gà, lợn để lấy thịt. Nghề thủ công nổi tiếng của đồng bào là đan mây, tre làm gùi và các dụng cụ để chứa đựng… với nhiều hoa văn đẹp.