Về nguồn gốc lịch sử của người Rơ Măm, nhìn chung chưa được các nhà khoa học xác định rõ, chỉ biết tộc người này đã có mặt ở Việt Nam từ lâu.
Tag Archives: timzita
Người Ra Glai sống thành từng pa-lây (làng) trên khu đất cao, bằng phẳng và gần nguồn nước. Số thành viên trong nhà thường gồm bố, mẹ và các con chưa lập gia đình.
Người Pu Péo chuyên trồng ngô, đậu trên nương với kỹ thuật cao, như cày nương, bón phân và trồng xen canh gối vụ. Một số trồng lúa trên ruộng bậc thang. Có người làm nghề ngói máng, mộc.
Ðời sống kinh tế của dân tộc Phù Lá dựa vào việc làm nương và ruộng bậc thang. Chăn nuôi gồm có trâu để kéo cày, ngựa để thồ, gà, lợn để lấy thịt. Nghề thủ công nổi tiếng của đồng bào là đan mây, tre làm gùi và các dụng cụ để chứa đựng… với nhiều hoa văn đẹp.
Pà Thẻn thuộc nhóm ngôn ngữ Hmông-Dao, với dân số ít hơn nhiều so với hai dân tộc này. Nhiều nghiên cứu cho rằng người Pà Thẻn có mối quan hệ mật thiết với người HMông và người Dao.
Người Ơ Ðu sinh sống chủ yếu bằng nương rẫy và một phần ruộng nước. Mỗi năm họ chỉ làm một vụ: phát, đốt, gieo hạt từ các tháng 4-5 âm lịch, thu hoạch vào các tháng 9-10. Công cụ làm rẫy gồm rìu, dao, gậy chọc lỗ.
Ðồng bào Nùng có một kho tàng văn hóa dân gian phong phú và có nhiều làn điệu dân ca đậm đà màu sắc dân tộc. Tiếng Sli giao duyên của thanh niên Nùng Lạng Sơn hòa quyện vào âm thanh tự nhiên của núi rừng gây ấn tượng sâu sắc cho những ai đã một lần lên xứ Lạng.
Người Ngái còn tự gọi mình là Sán Ngải có nghĩa là “người ở rừng”, điều đó phản ánh địa điểm cư trú xưa kia cũng như hiện nay của họ. Đây là một trong những cư dân có mặt sớm ở Việt Nam, tự coi mình là cư dân bản địa “pủn tì nhằn”.
Người Mường là cư dân bản địa, sinh sống lâu đời ở nước ta và đã tạo dựng được một nền văn hóa phong phú, giàu bản sắc tộc người.
Người Mảng là cư dân “ăn nương” chuyên sống bằng nông nghiệp nương rẫy theo lối sống du canh du cư. Việc chọn nương, đánh dấu sở hữu được tiến hành từ sau tết.