Người Mạ làm nương rẫy trồng lúa và cây khác như ngô, bầu, bí, thuốc lá, bông… Công cụ sản xuất thô sơ, có các loại xà-gạt, xà-bách, dao, rìu, gậy chọc lỗ. Ơở vùng Ðồng Nai (huyện Cát Tiên) có làm ruộng nước bằng kỹ thuật lùa cả đàn trâu xuống ruộng để trâu giẫm đất đến khi sục bùn thì gieo lúa giống (xạ lúa).
Tag Archives: việt nam
Người MNông theo chế độ mẫu hệ, con cái mang họ mẹ, trong gia đình người vợ giữ vị trí chính, nhưng người chồng không bị phân biệt đối xử, họ sống tôn trọng nhau. Cha mẹ về già thường ở với con gái út.
Người Lự có sử dụng chữ theo mẫu tự Pali. Người ta lấy gai hoặc que sắt nhọn làm bút viết trên lá cọ rừng ghi nhiều loại truyện thần thoại, cổ tích. Cũng có thể vỏ cây guột khô, vót nhọn, chấm mực tàu viết trên miếng vải trắng. Xưa kia, trẻ 7-8 tuổi có tập quán đến học chữ của ông “chẩu hua” (sư).
Người Lô Lô ở Việt Nam có quan hệ mật thiết với người Di ở Trung Quốc. Người Lô Lô đến Việt Nam đầu tiên tại vùng Đồng Văn, Mèo Vạc (Hà Giang) và Phong Thổ (Lai Châu), sau đó một bộ phận ở Hà Giang chuyển sang Bảo Lạc, Cao Bằng.
Người Lào làm ruộng nước với kỹ thuật dẫn thuỷ nhập điền hợp lý. Ngoài ra họ còn làm nương, chăn nuôi gia súc, gia cầm. Tiểu thủ công nghiệp gia đình của dân tộc đặc biệt phát triển. Họ làm gốm bằng bàn xoay với các sản phẩm như chum vại, vò, ché, nồi với chất lượng tốt.
Tên tự gọi LA HỦ Tên gọi khác Xá Lá Vàng, Cò Xung, Khù Sung, Khả Quy. Nhóm địa phương Khù Sung (Cò Sung), Khạ Quy (Xá Quỷ), Xá Toong Lương (Xá Lá Vàng), Xá Pươi Dân số 12.113 người(Theo số liệu điều tra dân số ngày 1/4/2019) Khu vực Sống ở huyện Mường Tè […]
Người La Ha có mặt sớm ở miền Tây Bắc nước ta. Theo những tài liệu chữ Thái cổ thì vào thế kỷ XI, XII khi người Thái Ðen thiên di tới vùng đất này, họ đã gặp tổ tiên của người La Ha hiện nay.
Tên tự gọi LA CHÍ Tên gọi khác Thổ Đen, Cù Tê, Xá, La ti, Mán Chí Nhóm địa phương Dân số 15.126 người(Theo số liệu điều tra dân số ngày 1/4/2019) Khu vực Cư trú chủ yếu ở huyện Xín Mần (Hà Giang), huyện Mường Khương và Bắc Hà (Lào Cai). Ngôn ngữ Tiếng […]
Các họ của người Khơ Mú thường mang tên một loài thú, một loài chim hay một thứ cây nào đó. Mỗi dòng họ coi thú, chim, cây ấy là tổ tiên ban đầu của mình và họ kiêng giết thịt và ăn thịt các loại động, thực vật này.
Người Khơ me vốn ở nhà sàn, nhưng nay nhà sàn chỉ còn lại rất ít ở dọc biên giới Việt – Campuchia và một số nhỏ trong các chùa phật giáo Khơ Me là nơi hội họp sư sãi và tín đồ… Cách bố trí trên mặt bằng sinh hoạt của nhà Khơ Me khá đơn giản.