Châu Lục
Châu Lục
Châu lục hay châu là một khái niệm của địa chính trị. Nó là tổ hợp lớn về đất đai, trên đó có nhiều quốc gia với các phần diện tích thuộc cả đại lục lẫn các đảo xung quanh (nếu có).
Tuy nhiên, hiện nay có một sự lộn xộn trong cách hiểu và dùng từ giữa lục địa và đại lục với châu lục. Đại lục và lục địa đều là các khái niệm của địa lý tự nhiên, đại lục là mảng đất liền lớn trong khi lục địa là mảng đất liền nhưng không chỉ rõ là có quy mô về diện tích lớn hay nhỏ.
Ví dụ, các đảo như Greenland với diện tích khoảng 2.166.086 km² hay Madagascar với diện tích khoảng 587.040 km² là các lục địa khi xét về mặt địa lý tự nhiên, nhưng không thể coi là đại lục. Các đảo đó cũng không bao giờ được coi là châu lục. Châu lục là khái niệm của địa chính trị và nó mang ý nghĩa chính trị, lịch sử nhiều hơn như định nghĩa trong bài.
Châu lục trên thế giới

Có bảy châu lục trên thế giới: Châu Phi, Nam Cực, Châu Á, Úc/Châu Đại Dương, Châu Âu, Bắc Mỹ và Nam Mỹ. Tuy nhiên, tùy thuộc vào nơi bạn sống, bạn có thể biết rằng có năm, sáu hoặc thậm chí bốn lục địa. Điều này là do không có tiêu chí chính thức để xác định các châu lục. Trong khi vị trí của các vùng đất trên vỏ lục địa có thể được sử dụng để xác định các châu lục, các yếu tố địa chính trị cũng ảnh hưởng đến việc phân định chúng. Dưới đây là tổng quan về châu lục trên thế giới bằng cách sử dụng hệ thống phân loại phổ biến nhất, phương pháp bảy châu lục.
Một số phân loại châu lục khác

Afro-Eurasia / Old World | |
America / New World | |
Australia / Oceania | |
Antarctica |

Africa | |
Europe | |
Asia | |
America | |
Pacific |

Africa | |
Europe | |
Asia | |
America | |
Australia / Oceania | |
Antarctica |

Africa | |
Eurasia | |
North America | |
South America | |
Australia / Oceania | |
Antarctica |