Category Archives: Dân tộc Việt Nam

Người KHÁNG tại Việt Nam

Người Kháng ở nhà sàn. Nhà thường có 3 gian 2 chái, mái kiểu mu rùa và hai cửa ra vào ở hai đầu nhà, 2 cửa sổ ở hai vách bên. Trước kia, mái ở hai đầu hồi thường được làm thẳng, hiện nay nhiều nơi đã làm mới hình mái rua như nhà Thái Ðen.

Người HRÊ tại Việt Nam

Phần lớn người Hrê làm ruộng nước là chính, chỉ có một bộ phận sống chủ yếu nhờ rẫy. Lối canh tác rẫy phát – đốt – chọc trỉa, với bộ nông cụ đơn giản gồm rìu, dao quắm, gậy chọc lỗ, cái nạo cỏ, khi thu hoạch thì dùng tay tuốt lúa.

Người HOA tại Việt Nam

Người Hoa thường cư trú tập trung thành làng xóm hoặc đường phố, tạo thành khu vực đông đúc và gắn bó với nhau. Trong đó các gia đình cùng dòng họ thường ở quây quần bên nhau.
Xã hội phân hoá giai cấp sâu sắc và mang tính phụ quyền cao.

Người HÀ NHÌ tại Việt Nam

Người Hà Nhì sớm biết trồng lúa trên ruộng bậc thang. Họ giỏi việc khai khẩn tạo nên những thửa ruộng trên sườn núi dốc với những mương dẫn nước khéo léo. Họ quen dùng phân chuồng và phân tro trong canh tác lúa nước; đồng thời cũng làm nương cày hoặc nương cuốc để trồng ngô hoặc rau đậu, bầu, bí, bông, chàm…

Người HMÔNG tại Việt Nam

Tên tự gọi H-MÔNG Tên gọi khác Mèo, Mẹo, Mán, Miêu Tộc Nhóm địa phương Mèo Hoa, Mèo Xanh, Mèo Đỏ, Mèo Đen, Ná Miẻo, Mèo Trắng Dân số 1.393.547 người(Theo số liệu điều tra dân số ngày 1/4/2019) Khu vực Chủ yếu ở các tỉnh Hà Giang, Sơn La, Điện Biên, Lào Cai, Lai […]

Người GIẺ TRIÊNG tại Việt Nam

Tên tự gọi GIẺ TRIÊNG Tên gọi khác Giang Rẫy, Brila, Cà-tang, Mọi, Doãn Nhóm địa phương Gié (Dgieh, Tareh), Triêng (Treng, Tơ-riêng), Ve (La-ve), Pa-noong (Bơ Noong) Dân số 63.322 người(Theo số liệu điều tra dân số ngày 1/4/2019) Khu vực Cư trú ở tỉnh Kon Tum và miền núi tỉnh Quảng Nam – […]

Người GIÁY tại Việt Nam

Trang phục Giáy được chọn chủ yếu là ở trang phục nữ với loại áo ngắn xẻ nách viền cổ trang trí đậm nét. Một số tộc người ở nước ta (phía bắc) có mặc loại áo xẻ nách (thường là áo dài), số áo ngắn loại này không nhiều như Nùng… Tuy nhiên đây là loại áo với kỹ thuật “xẻ nách” và phong cách trang trí ở đường viền cổ, tuy không cầu kỳ nhưng là một sắc thái riêng cho loại áo này về kỹ thuật và mỹ thuật.

Người GIA RAI tại Việt Nam

Người Gia Rai sống thành từng làng (plơi hay bôn). Trong làng ông trưởng làng cùng các bô lão có uy tín lớn và giữ vai trò điều hành mọi sinh hoạt tập thể, ai nấy đều nghe và làm theo. Mỗi làng có nhà rông cao vút.

Người Ê ĐÊ tại Việt Nam

Người Ê Ðê chủ yếu trồng lúa rẫy theo chế độ luân khoảnh. Rẫy sau một thời gian canh tác thì bỏ hoá cho rừng tái sinh rồi mới trở lại phát, đốt. Chu kỳ canh tác khoảng từ 5-8 năm tuỳ theo chất đất và khả năng hồi phục của đất. Rẫy đa canh và mỗi năm chỉ trồng một vụ. Ruộng nước trâu quần chỉ có ít nhiều ở vùng Bih ven hồ Lắc.

Người DAO tại Việt Nam

Người Dao có nguồn gốc từ Trung Quốc, việc chuyển cư sang Việt Nam kéo dài suốt từ thế kỷ XII, XIII cho đến nửa đầu thế kỷ XX. Họ tự nhận mình là con cháu của Bản Hồ (Bàn vương), một nhân vật huyền thoại rất phổ biến và thiêng liêng ở người Dao.

Please select your product