Người THÁI tại Việt Nam

Tên tự gọiTHÁI
Tên gọi khácTày
Nhóm địa phươngTày Khao (Thái Trắng), Tày Ðăm (Thái Ðen), Tày Mười, Tày Thanh (Man Thanh), Hàng Tổng (Tày Mường), Pu Thay, Thổ Ðà Bắc.
Dân số1.820.950 người
(Theo số liệu điều tra dân số ngày 1/4/2019)
Khu vựcSống tập trung tại các tỉnh Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình, Nghệ An.
Ngôn ngữThuộc nhóm ngôn ngữ Tày – Thái (ngữ hệ Thái – Ka Ðai).

Tìm hiểu dân tộc THÁI

Người Thái có cội nguồn ở vùng Đông Nam Á lục địa, tổ tiên xa xưa của người Thái có mặt ở Việt Nam từ rất sớm. Người Thái ở Việt Nam được nhìn nhận là một cộng đồng tộc người với nhiều nhóm địa phương. Nguồn gốc cũng như sự có mặt của họ ở Việt Nam không hoàn toàn giống nhau. Theo các nhà dân tộc học, người Thái ở Việt Nam có hai nhóm chính: Thái Trắng và Thái Đen.

Tìm hiểu về cộng đồng 54 dân tộc tại Việt Nam

Người Thái sớm đi vào nghề trồng lúa nước trong hệ thống thuỷ lợi thích hợp được đúc kết như một thành ngữ – “mương, phai, lái, lịn” (khơi mương, đắp đập, dẫn nước qua vật chướng ngại, đặt máng) trên các cánh đồng thung lũng. Họ làm ruộng cấy một vụ lúa nếp, nay chuyển sang 2 vụ lúa tẻ. Lúa nước là nguồn lương thực chính, đặc biệt là lúa nếp.

Người Thái cũng làm nương để trồng lúa, hoa màu , cây thực phẩm và đặc biệt bông, cây thuốc nhuộm, dâu tằm để dệt vải. Từng gia đình chăn nuôi gia súc, gia cầm, đan lát, dệt vải, một số nơi làm đồ gốm… Sản phẩm nổi tiếng của người Thái là vải thổ cẩm, với những hoa văn độc đáo, màu sắc rực rỡ, bền đẹp.

Trang phục truyền thống của dân tộc THÁI

Có nhiều nhóm địa phương với những phong cách trang phục khác nhau.

Thường nhật, trong sinh hoạt và lao động, nam giới người Thái mặc áo cánh ngắn, xẻ ngực, quần xẻ dũng. Áo là loại cổ tròn, không cầu vai, hai túi dưới và trước cài cúc vải hoặc xương. Ðặc điểm của áo cánh nam giới người Thái khu Tây Bắc không phải là lối cắt may (vì cơ bản giống ngắn nam Tày, Nùng, Kinh…) mà là ở màu sắc đa dạng của loại vải cổ truyền của cộng đồng sáng tạo nên: không chỉ có màu chàm, trắng mà còn có màu cà phê sữa, hay dật các vuông bằng các sợi màu đỏ, xanh, cà phê…

Trong các ngày lễ, tết họ mặc loại áo dài xẻ nách phải màu chàm, đầu quấn khăn đi guốc. Trong tang lễ họ mặc nhiều loại áo sặc sỡ, tương phản màu sắc với ngày thường với lối cắt may dài, thụng, không lượn nách với các loại: xẻ ngực, xẻ nách, chui đầu.

Mấy chục năm gần đây, nam giới người Thái mặc âu phục khá phổ biến.

Trang phục nữ Thái chia làm 2 loại phân biệt khá rõ theo hai ngành Thái Tây Bắc là Thái trắng (Táy khao) và Thái đen (Táy đăm):

  • Thái trắng: Thường nhật, phụ nữ Thái trắng mặc áo cánh ngắn (xửa cóm), váy màu đen không trang trí hoa văn. Aáo thường là màu sáng, trắng, cài cúc bạc tạo hình bướm, ve, ong… Cái khác xửa cóm Thái đen là cổ áo hình chữ V. Thân áo ngắn hơn áo cánh người Kinh, tạo dáng ôm chặt lấy thân, khi mặc cho vào trong cạp váy. Váy là loại váy kín (ống), màu đen, phía trong gấu đáp vải đỏ. Khi mặc xửa cóm và váy chị em còn tấm choàng ra ngoài được trang trí nhiều màu. Khăn đội đầu không có hoa văn mà chỉ là băng vải chàm dài trên dưới 2 mét… Trong các dịp lễ tết họ mặc áo dài màu đen. Ðây là loại áo dàu thụng thân thẳng, không lượn nách, được trang trí bằng vải ‘khít’ ở giữa thân có tua vải phủ từ vai xuống ngực, nách áo trang trí theo lối đáp hai mảng hoa văn trong bố cục hình tam giác. Phụ nữ chưa chồng búi tóc sau gáy, có chồng búi trên đỉnh đầu. Họ có loại nón rộng vành.
  • Thái đen: Thường nhật phụ nữ Thái đen mặc áo ngắn (xửa cóm) màu tối (chàm hoặc đen), cổ áo khác Thái trắng là loại cổ tròn, đứng. Ðầu đội khăn ‘piêu’ thêu hoa văn nhiều mô-típ trang tri mang phong cách từng mường. Váy là loại giống phụ nữ Thái trắng đã nói ở trên. Lối để tóc có chồng và chưa chồng cũng giống ngành Thái trắng. Trong lễ, tết áo dài Thái đen đa dạng với các loại xẻ nách, chui đầu, trang trí phong phú đa dạng về màu và màu mà mô-típ hơn Thái trắng.

Nhà ở mang kiến trúc văn hóa độc đáo

Như mọi người đã rõ, nước ta có hai nhóm Thái lớn là : Thái Trắng và Thái Ðen. Ngoài ra còn một vài nhóm nhỏ.

Nhà người Thái trắng có khá nhiều điểm gần với nhà Tày – Nùng. Còn nhà Thái Ðen lại gần với nhà của các cư dân Môn – Khơ me. Tuy vậy, nhà Thái Ðen lại có những đặc trưng không có ở nhà của cư dân Môn – Khơ me.

Nhà Thái Ðen nóc hình mai rùa, chỏm đầu đốc có khau cút với nhiều kiểu khác nhau. Hai gian hồi để trống và có lan can bao quanh. Khung cửa ra vào và cửa sổ có nhiều hình thức trang trí khác nhau.

Bộ khung nhà Thái có hai kiểu cơ bản là khứ tháng và Khay điêng. Vì khay điêng là vì khứ kháng được mở rộng bằng cách thêm hai cột nữa. Kiểu vì này dần gần lại với kiểu vì nhà người Tày – Nùng.

Cách bố trí trên mặt bằng sinh hoạt của nhà Thái Ðen khá độc đáo: các gian đều có tên riêng. Trên mặt sàn được chia thành hai phần : một phần dành làm nơi ngủ của các thành viên trong gia đình, một nửa dành cho bếp và còn là nơi để tiếp khách nam.

Mỗi nhà người Thái thường có hai bếp, một bếp để tiếp khách, sưởi ấm, một bếp khác để nấu cơm. Chõ xôi (ninh đồng, chõ gỗ) được đặt trên 3 ông đầu rau bằng đá. Phía trên bếp có giàn để các thức cần sấy khô. Người Thái thường dùng ghế mây tròn để ngồi quanh bếp.

Dẫn chủ nhân lên nhận nhà Lung Ta châm lửa đốt củi ở bếp mới. Người ta thực hiện tại nghi lễ, cúng đọc bài mo xua đuổi điều ác thu điều lành, cúng tổ tiên, vui chơi.

Phong tục tập quán của người THÁI

Quan hệ xã hội

Cơ cấu xã hội cổ truyền được gọi là bản mường hay theo chế độ phìa tạo Tông tộc Thái gọi là Ðằm. Mỗi người có 3 quan hệ dòng họ trọng YẾU: ẢI Noong (tất cả các thành viên nam sinh ra từ một ông tổ bốn đời). Lung Ta (tất cả các thành viên nam thuộc họ vợ của các thế hệ). Nhinh Xao (tất cả các thành viên nam thuộc họ người đến làm rể). (tất cả các thành viên nam sinh ra từ một ông tổ bốn đời). Lung Ta (tất cả các thành viên nam thuộc họ vợ của các thế hệ). Nhinh Xao (tất cả các thành viên nam thuộc họ người đến làm rể).

Ðưa tiến bộ kỹ thuật vào cuộc sống đảm bảo sự phát triển bền vững của các dân tộc. Nuôi cá lồng trên sông, suối là mọt nghề mới mang lại thu nhập cao.

Phong tục hôn nhân

Người Thái có tục ở rể, vài năm sau, khi đôi vợ chồng đã có con mới về ở bên nhà chồng.

Phong tục cưới hỏi

Trước kia người Thái theo chế độ hôn nhân mua bán và ở rể nên việc lấy vợ và lấy chồng phải qua nhiều bước, trong đó có 2 bước cơ bản:

Cưới lên (đong khửn) – đưa rể đến cư trú nhà vợ – là bước thử thách phẩm giá, lao động của chàng rể. Người Thái Ðen có tục búi tóc ngược lên đỉnh đầu cho người vợ ngay sau lễ cưới này. Tục ở rể từ 8 đến 12 năm.

Cưới xuống (đong lông) đưa gia đình trở về với họ cha.

Phụ nữ đẻ theo tư thế ngồi, nhau bỏ vào ống tre đem treo trên cành cây ở rừng. Sản phụ được sưởi lửa, ăn cơm lam và kiêng khem một tháng; ống lam bó đem treo trên cành cây. Có nghi thức dạy trẻ lao động theo giới và mời Lung Ta đến đặt tên chi cháu.

Phong tục tang ma

Lễ tang có 2 bước cơ bản:

Pông: Phúng viếng tiễn đưa hồn người chết lên cõi hư vô, đưa thi thể ra rừng chôn (Thái Trắng), thiếu (Thái Ðen).

Xống: gọi ma trở về ngụ ở gian thờ cúng tổ tiên ở trong nhà.

Phong tục ngày tết

Cúng tổ tiên ở người Thái Ðen vào tháng 7, 8 âm lịch. Người Thái Trắng ăn tết theo âm lịch. Bản Mường có cúng thần đất, núi, nước và linh hồn người làm trụ cột.

Lễ đón nàng trăng của người Thái
Lễ đón nàng trăng của người Thái 

Văn nghệ – Giải trí

Phương tiện vận chuyển

Gánh là phổ biến, ngoài ra gùi theo kiểu chằng dây đeo vắt qua trán, dùng ngựa cưỡi, thồ nay. ở dọc các con sông lớn họ rất nổi tiếng trong việc xuôi ngược bằng thuyền đuôi én.

Lịch của người THÁI

Theo hệ can chi như âm lịch. Lịch của người Thái Ðen chênh với âm lịch 6 tháng.

Học tập

Người Thái có mẫu tự theo hệ Sanscrit. Họ học theo lệ truyền khẩu. Người Thái có nhiều tác phẩm cổ viết về lịch sử, phong tục, luật tục và văn học.

Văn nghệ

Thần thoại, cổ tích, truyền thuyết, truyện thơ, ca dao… là những vốn quý báu của văn học cổ truyền người Thái. Những tác phẩm thơ ca nổi tiếng của đồng bào Thái là: “Xống chụ xon xao”, “Khun Lú, Nàng Ưửa”. Người Thái sớm có chữ viết nên nhiều vốn cổ (văn học, luật lệ, dân ca) được ghi chép lại trên giấy bản và lá cây.

Ðồng bào rất thích ca hát, đặc biệt là khắp. Khắp là lối ngâm thơ hoặc hát theo lời thơ, có thể đệm đàn và múa. Nhiều điệu múa như múa xòe, múa sạp đã được trình diễn trên sân khấu trong và ngoài nước, hấp dẫn đông đảo khán giả. Hạn khuống, ném còn là hai đặc trưng văn hóa nổi tiếng của người Thái.

Điệu xoè Thái
Điệu xoè Thái

Ngày nay gạo tẻ đã trở thành lương thực chính, gạo nếp vẫn được coi là lương ăn truyền thống. Gạo nếp ngâm, bỏ vào chõ, đặt lên bếp, đồ thành xôi. Trên mâm ăn không thể thiếu được món ớt giã hoà muối, tỏi, có rau thơm, mùi, lá hành… có thể thêm gan gà luộc chín, ruột cá, cá nướng… gọi chung là chéo. Hễ có thịt các con vật ăn cỏ thuộc loài nhai lại thì buộc phải có nước nhúng lấy từ lòng non (nặm pịa).

Thịt cá ăn tươi thì làm món nộm, nhúng (lạp, cỏi), ướp muối, thính làm mắm; ăn chín, thích hợp nhất phải kể đến các món chế biến từ cách nướng, lùi, đồ, sấy, sau đó mới đến canh, xào, rang, luộc… Họ ưa thức ăn có các vị: cay, chua, đắng, chát, bùi, ít dùng các món ngọt, lợ, đậm, nồng… hay uống rượu cần, cất rượu. Người Thái hút thuốc lào bằng điếu ống tre, nứa và chạm bằng mảnh đóm tre ngâm, khô nỏ. Người Thái Trắng trước khi hút còn có lệ mời người xung quanh như trước khi ăn.

Giải trí

Trò chơi của người Thái phổ biến là ném còn, kéo co, đua ngựa, dạo thuyền, bắn nỏ, múa xoè, chơi quay và quả mák lẹ. Nhiều trò chơi cho trẻ em.

Tìm hiểu danh sách 54 dân tộc tại Việt Nam

Please select your product